Trang chủ | Sự kiện | Thêm địa điểm
Hướng dẫn | Liên hệ | 5087 địa điểm, Online 9498 | Đăng nhập  MobiWeb
Từ  
Tới  
  • Bản đồ
  • Giới thiệu
  • Sự Kiện
  • Hình ảnh
  • Chia sẻ:           

1. SÁNG LẬP TRƯỜNG:

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình đào tạo của Đảng và Nhà nước theo Nghị Quyết Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII, ngày 14/01/1993, một số trí thức do cố Giáo sư, Thạc sĩ y khoa Ngô Gia Hy đứng đầu đã dự định thành lập một trường Đại học Tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh. 

Tháng 09/1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó đã ký Quyết định số 240/TTg ban hành Quy chế đại học Tư thục. Tuy nhiên, qua xem xét, thăm dò, điều tra dư luận xã hội, nhận thấy việc mở Trường “Tư thục” ở nước ta còn quá mới mẻ, nên ngày 2/1/1994 Bộ GD&ĐT lại ban hành quy chế tạm thời số 196/TCCB về trường Đại học Dân lập do GS. Trần Hồng Quân (lúc đó là Bộ trưởng) ký.
Do có sự điều chỉnh đó nên một số trí thức đã đề nghị thành lập Hội đồng sáng lập (HĐSL) trường Đại học Dân lập Hùng Vương và đã được Bộ GD&ĐT ra quyết định công nhận số 2395/QĐ-TCCB ngày 03/11/1993. Hội đồng gồm 9 thành viên: Cố GS. Ngô Gia Hy làm Chủ tịch HĐSL, PGS. BS Trương Công Cán là Phó Chủ tịch HĐSL và các Ông Trần Quốc Huy, Nguyễn Nhã, Nguyễn Chung Tú, Diệp Vĩ Nam (đại diện Ông Trần Tuấn Tài), Hà Bính Thân, Phan Tấn Chức, Vũ Đức Thắng làm thành viên.
Sau hơn một năm chuẩn bị điều kiện để thành lập Trường, Hội đồng Sáng lập đã tiến hành một số công việc sau:
-        Kêu gọi được vốn đầu tư ban đầu.
-        Có trụ sở chính khang trang tại 197 Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh và một số cơ sở đào tạo khác tại 691B Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thanh Đa, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh v.v……
-        Tập họp các nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo.
-        Có Điều lệ Trường Đại học Dân lập Hùng Vương.
-        Sớm chuẩn bị nội dung, chương trình theo các chuyên ngành đào tạo.
 
2. TÔN CHỈ VÀ PHƯƠNG CHÂM:
- Tôn chỉ: KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN – ĐẠO ĐỨC
-  Phương châm:
Trong 10 năm qua từ ngày thành lập đến nay, Trường Đại học Dân lập Hùng Vương không ngừng phấn đấu thực hiện phương châm:
  • Lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu hàng đầu, không chạy theo số lượng.
  • Bất vụ lợi cá nhân.
  • Phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của sinh viên.
  • Kết hợp lý thuyết với thực hành, đáp ứng nhu cầu của đất nước, cộng đồng xã hội và sự tiến bộ của thế giới.
  • Chương trình đào tạo chú trọng “CƠ BẢN, HIỆN ĐẠI, VIỆT NAM”
Nhờ hội đủ các điều kiện, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường, cố GS.Ths y khoa Ngô Gia Hy có tờ trình Bộ Giáo dục – Đào tạo ngày 26 thàng 10 năm 1994. Tiếp sau đó, công văn số 2568/TCCB, ngày 31 tháng 7 năm 1995, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Trần Hồng Quân gửi tờ trình lên Thủ tướng Chính Phủ, đề nghị thành lập Trường Đại học Dân lập Hùng Vương, tại Tp. Hồ Chí Minh và sau đó Nhà trường đón nhận Quyết định thành lập Trường số 470/TTg, ngày 14/05/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ý TƯỞNG ĐẶT TÊN TRƯỜNG:
Các nhà sáng lập đặt tên Trường là Hùng Vương với những suy nghĩ như sau:
-        Được mang tên Quốc tổ là một vinh dự lớn cho Trường. Điều này động viên Thầy, Trò nhà Trường cố gắng dạy thật tốt, học thật tốt, cống hiến thật nhiều cho đất nước.

-        Được mang tên Quốc tổ, giảng viên, cán bộ nhân viên, sinh viên nhà Trường sẽ luôn ghi nhớ, học tập, phát huy những truyền thống tốt đẹp của thời đại Hùng Vương, của văn hóa Văn Lang. Đó là:

  1. Truyền thống đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên của đất nước: sự liên minh hoà bình giữa 15 bộ lạc để thành lập nước Văn Lang do Vua Hùng lãnh đạo.
  2. Truyền thống coi mọi người dân đất Việt là cùng một mẹ (Âu Cơ) sinh ra, cùng trong một bọc (đồng bào), do đó phải yêu thương giúp đỡ nhau với tình máu mủ, ruột thịt.
  3. Truyền thống đoàn kết đấu tranh chốngthiên tai, lũ lụt, cùng nhau đắp đê bảo vệ sản xuất để cuộc sống no ấm, yên vui (chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh).
  4. Truyền thống vượt khó, lớn mạnh vượt bậc để đánh thắng giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc (chuyện Thánh Gióng).
  5. Những truyền thống tốt đẹp của văn hóa Văn Lang nền văn hóa đặt nền móng cho bản sắc dân tộc, vẫn còn những giá trị được bảo lưu cho đến hôm nay (sự tích Trầu – Cau, bánh chưng, bánh dày, v.v…)
Ngoài việc đặt cho tên Trường là Hùng Vương, các nhà sáng lập đã xây tượng vua Hùng tại cơ sở chính 736 Nguyễn Trãi, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh và hàng năm lấy ngày 9 tháng 3 âm lịch, ngày tiên thường Giỗ Quốc tổ Hùng Vương làm ngày truyền thống của Trường.
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”
Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ đại đoàn 308,
ngày 19/09/1954(tại Đền Giếng)
Không tìm thấy hình ảnh
Báo sai thông tin | Bản đồ lớn | Lượt (4082)

Trường ĐH Hùng Vương
- Địa chỉ: 342 Bis , Nguyễn trọng Tuyển , P2 , Q. Tân Bình
- Điện thoại: (08)3.9972002 - Fax. (08)3.9972186
- Email:
- Website: www.hungvuong.edu.vn

Trung Tâm Tin Học – Trường Đại Học Sài Gòn
- Địa chỉ: Địa chỉ: 4 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, Tp.HCM (hoặc 273 An Dương Vương, P.3, Q.5, Tp.HCM)
- Tel: (08) 923 1011
Trung tâm ngoại ngữ và Tin học Olympia
- Địa chỉ: Số 11/3, đường Nông Lâm, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
- Tel: (04.)7521733
Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
- Địa chỉ: 236 - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy
- Tel: 069 515200
CĐ Sư phạm Hà Tĩnh
- Địa chỉ: Ðường 26/3 Ðài Nãi, thị xã Hà Tĩnh, Hà Tĩnh, ĐT: 039.885284
- Tel:
ĐH Mỹ thuật TPHCM
- Địa chỉ: http://www.hcmufa.edu.vn
- Tel:

Quảng cáo

Liên kết: Đăng ký tên miền | Ký Ức | Data Center | Cần Giờ | Doanh nhân Kết nối | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Doanh Chủ | Web1080
www.xembando.com & www.xembando.vn - Copyright (c) 2008- 2024 Quản lý bởi PMV Software - Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam