Trang chủ | Sự kiện | Thêm địa điểm
Hướng dẫn | Liên hệ | 5087 địa điểm, Online 2350 | Đăng nhập  MobiWeb
Từ  
Tới  
  • Bản đồ
  • Giới thiệu
  • Sự Kiện
  • Hình ảnh
  • Chia sẻ:           

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53' đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh, phía Bắc là Bắc Thái, phía Tây và Tây Nam là Vĩnh Phú, Hà Tây, Ðông và Ðông Nam là Hà Bắc, Hải Hưng. Hà Nội có diện tích tự nhiên 922,8 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km.

 Địa hình:
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc và phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến trên 400m với đỉnh Chân Chim cao nhất là 462m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hớng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính thuộc địa phận Hà Nội. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng đợc bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các lòng sông cổ). Riêng các bậc thềm chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao trong địa hình của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.

 Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6oC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1245 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và ma. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa Đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay. Mùa tham quan tốt nhất ở Hà Nội là mùa Thu. Rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới. Mùa Thu ở Hà Nội, thời tiết khô ráo, bầu trời cao, xanh ngắt, gió mát, nắng vàng như mật còn nước thì trong veo như mắt thiếu nữ.
Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn. Có năm nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên tới 42,8oC (tháng 5/1926). Năm rét đậm, nhiệt độ thấp nhất là 2,7oC (tháng 1/1955).

 Thổ nhưỡng:
Lớp phủ thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hoá, chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố trên, Hà Nội hiện nay có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Đất phù sa ngoài đê là đất hàng năm được tiếp tục bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông. Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không đợc các sông bồi đắp thường xuyên. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, cho năng suất cây trồng thấp. Nhóm đất đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn, bị xói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi sạn, tầng mùn dường như không còn, đất chua, độ pH thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng.

 Sinh vật:
Các loại thực vật tự nhiên chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở huyện Sóc Sơn. Hiện nay ở đây còn khoảng hơn 6.700 ha đất lâm nghiệp đang được gấp rút trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc để khôi phục thảm thực vật rừng, bảo vệ môi sinh. Do có rừng gần đây đã thấy xuất hiện trở lại nhiều loại chim ăn ngũ cốc, các loài ngậm nhấm và thú rừng (lợn rừng, chồn, sóc, trăn, rắn...) vốn có rất nhiều trước đây. Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật dưới nước như cá, tôm, cua, ốc, kể cả cá trong đồng và ngoài sông. Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quí, có giá trị kinh tế và nổi tiếng trong cả nước. Đáng chú ý là các huyện ngoại thành đã hình thành các vành đai rau xanh, thực phẩm tươi sống (thịt, cá, sữa, trứng) phục vụ cho nhu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phần để xuất khẩu.

 Đất đai sông ngòi
Núi:
Dãy Sóc Sơn
Nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống, dãy núi Sóc gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn tạo thành ranh giới thiên nhiên giữa Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Thái. Ngọn Hàm Lợn còn gọi là núi Chân Chim là ngọn cao nhất: 462m. Đây chính là núi Độc Tôn được ghi trong sử cũ, là nơi lập doanh trại của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, ngời đã nổi dậy chống lại triều đình Lê Trịnh trong những năm 40 của thế kỷ XVIII.
Phía Đông núi Hàm Lợn có núi Don cao 327m, phía bắc có núi Thanh Lanh (427m), núi Bà Tượng (334m) ở xã Ngọc Thanh, giáp Vĩnh Phúc và núi Lục Dinh (294m). Còn có các ngọn Bàn Cờ, Cao Tung, Mũi Cày, Trảm Tớng... Núi Sóc Sơn cao 308m, còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh, nay thuộc xã Phù Linh, Sóc Sơn cách huyện lỵ 4km về phía Tây. Hình thế đẹp, nhiều cây thông, cảnh quan thanh nhã. Tương truyền đây là chỗ Thánh Gióng cỡi ngựa sắt bay về trời. Trong nội thành Hà Nội còn có núi Sa hiện còn trong vườn Bách Thảo và núi Nùng, nơi xây cất cung điện của vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028) mà nay không còn nữa.
Sông: Sông Hồng
Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở độ cao 1776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam vào Việt Nam từ Hồ Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định). Dòng chính của sông Hồng dài khoảng 1160 km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556 km. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, dài khoảng 30km, có lu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, tới 2640 m3/s với tổng lượng nớc chảy qua tới 83,5 triệu mét khối. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/năm. Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ. Nguồn cá bột (cá giống) của sông Hồng đã cung cấp cá giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài sông Hồng, trong địa phận Hà Nội còn có sông Tô Lịch, sông Kim Ngu, sông Nhuệ và sông Cà Lồ.

 Dân Số:
Dân số trung bình của Hà Nội năm 1995 là 2.326,6 ngàn người, trong đó : Nam: 1.142,4 ngàn người, nữ:1.184,2 ngàn người; thành thị: 1.216,7 ngàn người, nông thôn:1.109,9 ngàn người. Mật độ dân số toàn thành phố là 2535 người/km2, trong đó nội thành có mật độ 23.026 người/km2, ngoại thành 1.435 người/km2, huyện Sóc Sơn có mật độ dân thưa hơn cả :729 người/km2, quận Hoàn Kiếm có mật độ dân số cao nhất 40.313 người/km2.
Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Trung ương Ðảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội, các sứ quán của trên 150 nước, các tổ chức quốc tế...
Gần 100 năm trôi qua, kinh thành Thăng Long đã chứng kiến bảo cảnh thăng trầm lịch sử. Thời gian dường như đã chôn vùi, đưa tất cả vào quá khứ lãng quên. Chỉ riêng kinh thành Thăng Long 10 thế kỷ qua vẫn còn đó. Lòng đất kinh thành cổ xưa còn lưu giữ biết bao những huyền thoại từ buổi bình minh khi ông cha ta cầm gươm đi mở nước.

 Thành Cũ Lâu đài Bóng... Còn đâu?
Theo sử liệu còn lưu lại thì kinh thành Thăng Long xưa là trung tâm chính trị quân sự vừa là nơi đô hội sầm uất nhất Ðại Việt lúc bấy giờ. Giữa kinh thành Thăng Long sầm uất nổi bật một khu lầu son gác tía của khu vực hoàng cung gọi là Long Thành. Long Thành được bao bọc xung quanh bằng các lớp tường thành chắc chắn nhưng lại được thông ra ngoài bằng các con sông và bốn cổng thành. Theo sông Tô, ngòi Ngự, thuyền Rồng, thuyền chiến có thể xuôi vào đại nội hoặc từ đại nội xuôi sông Cái ra biển. Hoàng cung có 4 cửa thành: Cửa Tường Phù (cửa Ðông), cửa Quảng Phúc (cửa Tây), cửa Ðại Hưng (cửa Nam), cửa Diệu Ðức (cửa Bắc). Cửa Ðông mở ra trước chợ Ðông và đến Bạch Mã, cửa Tây mở ra trước sông Tô Lịch (đường Phan Ðình Phùng). Quan Chấn Vũ (đền Quan Thánh) mang tên là quán Bắc Ðề, thờ Huyền Thiên đại đế canh giữ phía Bắc hoàng thành.
Trong hoàng cung có núi Nùng, bên trên xây dựng điện Kính Thiên. Hoàng thành được Quy hoạch là hai khu: Cấm thành là nơi vua ở có Long An, Long Thụy, cung Thúy Hoa nơi ở của cung tần mỹ nữ. Một toà nhà bằng bốn tầng gác gỗ sơn son là nơi vua ngự mỗi khi tan chầu. Quan lại, quý tộc ngay cả hoàng thái tử nếu không được lệnh cũng không được tự tiện lui tới Cấm thành. Ngoài Cấm thành, trong thành Thăng Long còn được xây dựng nhiều cung điện làm nơi vua thiết triều: điện Càn Nguyên, diện Thiên An, phía trước long trì là sân rồng rộng lớn nơi bá quan văn võ đứng chầu mỗi khi vua giá lâm bàn việc nước. Quanh khu sân rồng hàng loạt các cung điện khác được xây dựng để các quan, các đại thần bàn bạc việc nước như: Tập Hiền, Quảng Vũ, Nhật Quảng, Nguyệt Minh, Tuyên Ðức, Diệu Phúc...
Năm1285 khi quân Nguyên tiến chiếm thành Thăng Long, nguyên sứ đã mô tả kinh thành Thăng Long tráng lệ bề thế: Cung thất có 5 cửa đề "Ðại Hưng môn" có cửa nách ở bên phải và bên trái. Chính điện có chính gian đề "Thiên Triều Các". Cửa nách bên trái goị là Nhật Tân môn, bên phải là Vân Nội môn, bên trong có "Thiên Tĩnh" điện Tập Hiền, trên điện có gác lớn là Minh Linh các. Một ngôi điện lớn khác là Ðức Huy điện. Ngoài ra còn có các cung điện: điện Diên Hồng, nổi danh trong lịch sử về ý chí giữ nước của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, điện Bát Giác nơi vua thiết yến các quan, Vọng Lâu nơi vua ngự xem đấu voi, hổ v.v... Tuy nhiên trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông thành quách cung điện bị giặc đốt gần hết, năm 1371, 1378 khi quân Chiêm Thành đánh vào kinh thành Thăng Long một lần nữa kinh thành lại chìm trong đống đổ nát hoang tàn. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông nhân theo quy chế củ nhà Lý, nhà Trần đã sai đắp thêm Phượng thành ra ngoài trường đấu võ. Năm1514 để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi xa xỉ Lê Tương Dực sai đắp thành bao sông Tô Lịch " Sông dài mấy nghìn trượng, vây cả điện Trường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa, phía Ðông là bức hoàng thành rộng lớn". Sang thế kỳ 18 quyền hành vào tay chúa Trịnh, phủ chúa ở Hoàng thành được mở rộng, tường Hoàng thành bị sụt lở nhiều. Khi quân Tây Sơn ra Bắc, các cửa Hoàng thành đã sụt lở gần hết chỉ còn lại hai cửa đại Hưng và Ðông Hòa. Nhà Tây Sơn đã cho sửa đắp lại Hoàng thành ít thời gian sau Thăng Long vào tay Nguyễn ánh. Sau khi nhà Nguyễn dời kinh đô vào Vạn Xuân (Huế) Thăng Long trở thành một tỉnh thành -Tỉnh Hà Nội. Cuối thế kỷ 19 Hà Thành thất thủ, thành Hà Nội bị phá để làm nơi đóng quân của Pháp. Năm 1886 Pháp phá điện Kính Thiên để làn nhà cho ban chỉ huy pháp binh quân đội Pháp. Sau năm 1954 giải phóng thủ đô, thành cổ Hà Nội la nơi đóng "đại bản doanh" của quân đội ta. Từ đây đảng, Bác Hồ đã chỉ đạo quân và dân ta thực hiện thành công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Suốt 1000 năm qua những bí mật của kinh thành Thăng Long vẫn được giữ kín sau những cánh cửa thành nặng nề. Nào ai biết những lầu son gác tía, bao công sức của ông cha ta đã đổ xuống để xây dựng một kinh thành Thăng Long lộng lẫy xa hoa giờ còn lại những gì.

 Cổng thành đã hé mở?
Theo báo cáo của ban quản lý di tích thắng cảnh ở Hà Nội hiện nay những kiến trúc cổ, những di vật lịch sử trong thành Thăng Long còn lại không nhiều phần lớn là những phế tích, những kiến trúc đã bị biến dạng hoặc những dấu vết kiến trúc cũ như nền móng cung điện, nền móng thành cổ v.v... Những kiến trúc cổ và còn tương đối nguyên vẹn là: Bắc Môn (cổng Bắc), hậu Lâu (lầu Tĩnh Bắc). đoan Mộ (lầu công chúa), cột cờ và thềm điện Kính Thiên.
Ngày 15/10/1966 Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành TW đảng đã có thông báo kết luận về quy hoạch khu thành cổ Hà Nội cho phép thành phố Hà Nội khảo sát, tu bổ các điểm di tích để cho nhân dân và khách du lịch tới thăm một số điểm như cổng Bắc Môn, Hậu Lâu, đoan Môn, Cột Cờ và điện Kính Thiên. Tiếp đó ngày 1/8/1998 Thủ tướng Chính Phủ cũng có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết thành cổ Hà Nội với diện tích khoảng 67,5 ha (bao gồm cả khu dân cư và đường đô thị). Ngay sau khi nhận được chỉ thị của Thủ tướng, UBND thành phố Hà Nội đã kết hợp với viện Khảo cổ học tiến hành khảo sát, khai quật ở một số điểm di tích. Bước đầu khai quật đã đem lại một kết quả rất khả quan. Tại 4 điểm khảo sát các nhà khoa học đã thu được khá nhiều hiện vật quý giá:gốm mem của các thời Lý, Trần, Lê sơ, mạc Hậu, gạch, ngói ống đặc biệt những viên gạch xây thành in hình chữ Hán:"Vĩnh Ninh Tràng", "Giang Tây Quân" có trang trí hoa văn đặc trưng thời Lý. đáng chú ý tạo hố thám sát trong di tích Hậu Lâu ở độ sâu 1,2m đoàn khai quật đã bắt gặp những phế tích kiến trúc thời Hậu Lê (TK 17 -18). ở độ sâu 3,2m các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết nền móng kiến trúc cung điện bằng đá có chân tảng hoa sen mang phong cách nghệ thuật thời Lý, Trần. Theo giáo sư Hà Văn Tân viện trưởng viện khảo cổ: Phát hiệm khảo cổ này vô cùng quan trọng vì đây là lần đầu tiên chúng ta tìm thấy nền móng kiến trúc cụng điện thời Lý Trần sau gần một thế kỷ tìm kiếm, nghiên cứu. Vết tích lịch sử quý hiếm này báo hiệu triển vọng tốt đẹp trong việc nghiên cứu Thăng Long ngàn năm văn hiến. Bí mật kinh thành Thăng Long đã hé mở. Tuy nhiên tìm lại chân dung thời kỳ hoàng kim của kinh thành Thăng Long xưa hẳn không thể một sớm một chiều. Hy vọng một ngày không xa, du khách tới Thủ đô Hà Nội sẽ được chứng kiến một Thăng Long ngàn năm trước, với lầu son gác tía, thềm ngọc sân rồng, một Thăng Long kỳ vĩ uy nghi như thuở cha ông ta những ngày cầm gươm đi mở cõi. (theo trang thủ đô)

Triển lãm Ô tô Việt Nam là triển lãm chuyên ngành ô tô lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam, được tổ chức thường niên , do Hiệp Hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) phối hợp với Công ty Cổ phần Hội chợ và Xúc tiến Thương mại Á Châu (ATFA) tổ chức.
Chính thức thông xe Đại lộ Thăng Long
Ngày 03/10/2010
Sáng 3/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành và thành phố Hà Nội đã chính thức cắt băng khánh thành Đại lộ Thăng Long.
Báo sai thông tin | Bản đồ lớn | Lượt (200627)

Thủ Đô Hà Nội
- Địa chỉ: Hà Nội
- Điện thoại:
- Email:
- Website:

Pháp
- Địa chỉ: Pháp
- Tel:
Nghệ An
- Địa chỉ: số 6 - Trần Huy Liệu - TP. Vinh
- Tel: (038) 3 557 565
Dinh Độc Lập
- Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Thành, Hồ Chí Minh,
- Tel: 080.85094 / Fax: 080.85008
Khu Di Tích Lịch Sử Địa Đạo Củ Chi
- Địa chỉ: Ấp Phú Hiệp, X. Phú Mỹ Hưng, Củ Chi
- Tel:
Bảo tàng Dân tộc học
- Địa chỉ: Nguyễn Văn Huyên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tel: (04) 3756 2192

Quảng cáo

Liên kết: Đăng ký tên miền | Ký Ức | Data Center | Cần Giờ | Doanh nhân Kết nối | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Doanh Chủ | Web1080
www.xembando.com & www.xembando.vn - Copyright (c) 2008- 2025 Quản lý bởi PMV Software - Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam