Trang chủ | Sự kiện | Thêm địa điểm
Hướng dẫn | Liên hệ | 5087 địa điểm, Online 533 | Đăng nhập  MobiWeb
Từ  
Tới  
  • Bản đồ
  • Giới thiệu
  • Sự Kiện
  • Hình ảnh
  • Chia sẻ:           

Vào những năm đầu của Thế kỷ XX, ở Việt Nam một loạt các trường mang hình dáng Mỹ thuật ra đời. Tuy nhiên, trong thời gian này đất nước đang nằm trong ách thống trị của thực dân Pháp. Vì thế mà ngay cả con người, vận mệnh của đất nước còn chìm nổi và bấp bênh thì nghệ thuật khó định hình để phát triển. Ở thời kỳ này, các trường Mỹ thuật được thực dân Pháp thành lập với ý đồ thống trị lâu dài của chúng, vì thế mà các trường được lần lượt ra đời trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Năm 1901, trường Mỹ thuật đồ mộc Thủ Dầu Một được thành lập.
Tiếp theo là trường Nghệ thuật và kỹ nghệ Biên Hòa, được thành lập năm 1903 (thường gọi là trường Mỹ nghệ Biên Hòa).

Năm 1913 thì “Trường dạy vẽ” (Ecole de Dessin), thường gọi là “Trường vẽ Gia Định”, là tiền thân của “Trường Đại học Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh” ngày nay.
Ở đây, sự phát triển của "trường vẽ Gia Định" đều có liên quan, tiếp sức của các trường nói trên.
- Kể từ khi thành lập, “Trường Vẽ Gia Định” ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển ấy chủ yếu là do đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghệ thuật, cho đến năm 1917 trường vẽ Gia Định là trường Mỹ thuật duy nhất được xếp vào loại “trường Trung học đệ nhất cấp” và được nhận là hội viên của “Hiệp hội Trung Ương trang trí Mỹ thuật Paris”. Đây là cột mốc quan trọng vì là lần đầu tiên học sinh của trường được tiếp xúc với hội họa phương Tây. Trường bắt đầu đào tạo có hệ thống, có phương pháp khoa học, thay cho cách đào tạo truyền nghề. Những người có công làm việc đó là: Ông L’Helgouache, ông Garnier, ông André Joyeux, ông Claude Lemaire, ông Lưu Đình Khải, ông Đỗ Đình Hiệp…
- Năm 1940, trường vẽ Gia Định được đổi tên thành “trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định” (Ecole des Arts appliqués de Gia Đinh). Từ đây chương trình đào tạo của Trường dần dần được cải thiện, thêm môn trang trí tổng quát, luật viễn cận... Đặc biệt thêm môn học ký họa, nhờ thế mà Trường đã đưa học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống, phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động trong những tác phẩm nghệ thuật.
- Năm 1945 "Cách mạng Tháng 8" thành công, rồi "Toàn Quốc kháng chiến", những nghệ sĩ tương lai không thể tách rời những sự kiện trọng đại của Đất nước, nhiều học sinh của Trường vẽ Gia Định phải xếp bút nghiên để đi kháng chiến như: Huỳnh Công Nhãn, Hoàng Trầm... Thời gian này Trường cũng tạm ngưng hoạt động.
- Năm 1954, sau khi đất nước bị chia cắt. Tháng 10 Chính quyền Sài Gòn đã cho thành lập “Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn” chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với chương trình học 3 năm, qua các chuyên khoa: Sơn dầu, Sơn mài, Lụa, Điêu khắc.
- Mốc lịch sử quan trọng về đào tạo Mỹ thuật ở Sài Gòn trong thời kỳ này là chủ trương nâng cấp về đào tạo của 2 trường: “Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là trường vẽ, trường Mỹ nghệ Gia Định).- Năm 1971, trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định nâng thêm một cấp học nữa, trở thành hai cấp học: Cấp I học 4 năm, cấp II học 3 năm. Và chính thức đổi tên thành "Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật”.
- Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cũng nâng thêm một cấp học biến tổng số năm học trong trường từ 3 năm lên thành 7 năm.

Năm 1975, sau khi đất nước được giải phóng, hai trường trên được nhập lại làm một. Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu được phân công vào “Ban phụ trách trường”. Sau thời gian tiếp quản, ông Nguyễn Phước Sanh được cử làm Hiệu Trưởng đầu tiên của "Trường Cao đẳng Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh” sau đó là "Trường Đại học Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh".
- Ngày 12 tháng 11 năm 1975, Bộ Văn hóa thông tin của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam chính thức phê chuẩn thành lập Ban phụ trách Trường (bao gồm Trường vẽ Gia Định và Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn) gồm có 2 ông: Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu để chuẩn bị khai giảng năm học mới.
- Ngày 12 tháng 11 năm 1976, Bộ Văn hóa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường (gồm 2 trường) thành "Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh".
Ngày 29 tháng 9 năm 1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường thành “Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có hai hệ: Hệ Đại học và hệ Trung học. Hệ Đại học có Đại học chính quy và Đại học tại chức. Từ Đại học 6 năm (trước giải phóng) thống nhất lại còn 5 năm. Từ Trung học 5 năm thành Trung học 3 năm. Hiện nay hệ Trung học đang dần được chuyển về các địa phương để đào tạo, và được đào tạo theo chương trình thống nhất do Bộ văn hóa ban hành.
Về cơ cấu lãnh đạo, từ năm 1974 đến nay Trường đã qua 3 thời kỳ Hiệu Trưởng:
- Giáo sư - nhà giáo ưu tú Nguyễn Phước Sanh
- Nhà giáo ưu tú - Thạc sĩ Nguyễn Hoàng
- Hiện nay là họa sĩ Nguyễn Huy Long
Kế thừa liên tục các thế hệ thầy trò trong 30 năm qua, nhà trường đã đào tạo gần 2.500 học sinh, sinh viên - hiện họ đang hoạt động hầu hết ở các tỉnh Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Với sự cố gắng đó Trường Đại học Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh xứng đáng được nhận các danh hiệu do Nhà nước trao tặng:
- Năm 1993 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba,
- Từ năm 1994 đến 1997, năm nào cũng được tặng bằng khen của Bộ Văn hóa thông tin hoặc cờ luân lưu của Chính phủ, huy chương vì sự nghiệp Mỹ thuật...và năm 2003 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì.
Về cá nhân, nhiều người được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú","Huân chương lao động hạng Hai"
Nhìn lại chặng đường 90 năm qua, dù phải trải qua nhiều biến cố lịch sử, từ "Trường vẽ Gia Định" đến "Trường Đại học Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh", nơi đây luôn là vườn ươm nghệ thuật, đào tạo tài năng qua nhiều thế hệ và là môi trường nghệ thuật lớn nhất của Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Bản chất nghệ thuật luôn tiềm ẩn trong con người, nếu được người đời quan tâm chăm sóc, nó sẽ là vườn hoa tươi thắm phục vụ và làm đẹp cho đời.

Mục tiêu của trường Đại Học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại Học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ mỹ thuật, họa sĩ, nhà sư phạm mỹ thuật, nhà lý luận mỹ thuật, nhà quản lý và nghiên cứu khoa học mỹ thuật có tri thức về chính trị, kinh tế, xã hội, nắm vững kiến thức về mỹ thuật, có khả năng sáng tác, nghiên cứu và giảng dạy, đồng thời tham gia mọi công việc về mỹ thuật do xã hội yêu cầu và theo định hướng của Bộ Văn Hóa Thông Tin.
Vị trí và chức năng.
- Trường Đại Học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp giáo dục, trực thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin , có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực mỹ thuật ở bậc đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học và sáng tác nghệ thuật phù hợp với các ngành đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần bảo tồn và phát triển nền mỹ thuật Việt Nam.
- Trường Đại Học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng.

Không tìm thấy hình ảnh
Báo sai thông tin | Bản đồ lớn | Lượt (4344)

Đại Học Mỹ Thuật TPHCM
- Địa chỉ: 05 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Điện thoại: (08) 8433454
- Email: info@hcmufa.edu.vn
- Website: www.hcmufa.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
- Địa chỉ: 649 Hòang VĂn Thụ , P:4, Q. Tân Bình
- Tel: (08) 8117380 - 90 91 474
Văn Phòng Trung Tâm Phát Triển Khoa Học Kinh Tế (CED)
- Địa chỉ: 274 Võ Thị Sáu, Phường 7 ,Q.3
- Tel: 08) 3932 1996 - 3932 1997
Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng
- Địa chỉ: Số 17 Thanh Thuỷ - Quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng
- Tel: 0511-3228 492
Học viện báo trí và tuyên truyền
- Địa chỉ:
- Tel:
Phòng đào tạo Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 36 Tôn Thất Đạm - Quận 1 - Tp. Hồ Chí Minh
- Tel: 08.8212430

Quảng cáo

Liên kết: Đăng ký tên miền | Ký Ức | Data Center | Cần Giờ | Doanh nhân Kết nối | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Doanh Chủ | Web1080
www.xembando.com & www.xembando.vn - Copyright (c) 2008- 2024 Quản lý bởi PMV Software - Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam